Đất nền, nhà phố biệt thự khu Nam cháy âm ỉ

Đất nền, nhà phố biệt thự khu Nam cháy âm ỉ

Charmington.org | Năm 2017 đã chính thức khép lại với những chuyển biến đáng chú ý sau “cơn sốt” đất nền, nhà phố của thị trường địa ốc khu Nam Sài Gòn.

Thị trường phân hoá mạnh mẽ

Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong năm 2017, thị trường nhà phố đất nền khu Nam đón nhận nguồn cung mới từ 22 dự án với quy mô 8.756 sản phẩm đất nền, nhà phố và biệt thự, chiếm 44% tổng lượng cung của toàn thị trường. Với kết quả này, đây là năm đầu tiên phân khúc đất nền, nhà phố của khu Nam chính thức bứt phá và vượt xa khu Đông về nguồn cung kể từ năm 2014.

Không chỉ bùng nổ về nguồn cung, năm 2017 giá bất động sản khu Nam còn tăng giá chóng mặt. Tính đến tháng 12/2017, mức tăng giá của phân khúc đất nền – nhà phố tại khu Nam đạt 312% so với thời điểm tháng 12/2014. Có thể nhận thấy, chỉ trong 3 năm, phân khúc đất nền nhà phố tại Khu Nam tăng với tốc độ “tên lửa”. Tuy nhiên, sức nóng tăng giá của thị trường địa ốc khu Nam không tăng trưởng đồng đều, mà có sức phân hoá khá mạnh giữa các khu vực.

Biểu đồ tăng giá của Khu Nam

Theo khảo sát mới nhất vào tháng 12 của Savills, sức tăng giá mạnh nhất khu Nam tập trung ở các cung đường tập trung nhiều dự án quy mô của Quận 7 như đường Nguyễn Lương Bằng (tăng 396%), Phạm Hữu Lầu (402%), Đào Trí (302%), Bùi Văn Ba (298%), Nguyễn Hữu Thọ (212%), Nguyễn Văn Linh (289%), Huỳnh Tấn Phát (197%)…

Bám đuổi sát sao tốc độ tăng giá của Quận 7 là khu vực xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè với mức tăng đạt đỉnh lên tới 215% tại 2 cung đường chính Nguyễn Hữu Thọ và Lê Văn Lương. Các khu vực còn lại của Huyện Nhà Bè, Bình Chánh, quận 8 sở hữu mức tăng giá từ 108% - 197%.

Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ là cú huýt cho Khu Nam - đặc biệt tuyến Huỳnh Tấn Phát, Bùi Văn Ba, Nguyễn Văn Linh

Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải, chuyên gia cao cấp về bất động sản của Đại Học Ngân Hàng, có 2 nguyên nhân khiến thị trường bất động sản quận 7 sở hữu tốc độ tăng giá cao nhất tại Khu Nam:

Thứ nhất, quận 7 là tâm điểm đón dòng vốn đổ vào hạ tầng khu Nam. Theo tính toán, quận 7 chiếm đến 89% dòng vốn quy mô trên 6 tỷ USD đổ vào khu Nam trong năm 2017 và 2018 như: Cầu Thủ Thiêm 4, dự án mở rộng tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, làm vòng xoay Nguyễn Văn Linh, làm cầu Nguyễn Khoái…

Thứ hai, quận 7 là nơi sở hữu không gian sống cao cấp nhất khu Nam. Tuy nhiên, quỹ đất sạch để phát triển dự án của khu vực này chỉ còn 167ha. 76% quỹ đất trống này có quy mô khá nhỏ từ 0.5 - 2ha, chỉ phù hợp để phát triển căn hộ. Chỉ có khoảng 10 dự án có quy mô trên 3ha phù hợp để phát triển các khu phức hợp, biệt thự nhà phố tại quận 7. Tính trung bình mỗi năm chỉ cần 3 dự án triển khai thì trong 3 năm tới, nguồn cung nhà phố biệt thự tại khu vực quận 7 sẽ cạn kiệt. Trong khi đó, các khu vực còn lại của khu Nam như Nhà Bè, Bình Chánh, quận 8, quỹ đất để phát triển dự án lên tới 13.278ha, gấp gần 100 lần quỹ đất còn lại của quận 7.

Đẳng cấp ngày càng khác biệt

Sở hữu quỹ đất lớn, lên tới hơn 13.000ha nhưng có mức giá khá mềm nên ở thời điểm hiện tại hàng loạt các đại gia địa ốc như: TTC LAND, Khang Điền, Nam Long, Phú Long, Kiến Á, Vina Capital… đã dồn dập đổ bộ vào các huyện ngoại thành khu Nam như Bình Chánh, Nhà Bè… với hàng loạt dự án nhà phố, biệt thự lên đến quy mô cả nghìn căn. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu thuộc phân khúc tầm trung có mức giá khoảng dưới 5 tỷ/căn.

Thực tế tại dự án Jamona Golden Silk của TTC LAND (Tiền thân Sacomreal)

Do sở hữu quỹ đất ngày càng khan hiếm cùng giá đất đắt đỏ lên tới cả trăm triệu/m2 nên nguồn cung nhà phố, biệt thự tại quận 7 khá nhỏ giọt. Và đại đa số các dự án này đều rất đẳng cấp với nguồn cung “limited” hướng đến giới thượng lưu có giá từ chục tỷ/căn lên tới vài triệu đô. Sở hữu mức giá không hề rẻ, nhưng các dự án này hầu hết đều “cháy hàng” ngay khi vừa mở bán.

Các dự án tiêu biểu, Jamona Golden Silk (TTC Land), Lavila (Kiến Á), NineSouth (Vina Capital), Green Star (Hưng Lộc Phát).

Tham khảo: https://jamonagoldensilk.site/