Động thổ dự án 130 triệu USD tại Khu công nghệ cao Tp.HCM

Động thổ dự án 130 triệu USD tại Khu công nghệ cao Tp.HCM

Dự án khu phức hợp OneHub Saigon có quy mô 12ha, là liên doanh giữa Ascendas và Saigon Bund Capital Partners với tỷ lệ góp vốn đầu tư 60:40, sẽ được phát triển thành 3 giai đoạn với tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 130 triệu USD.

Giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư 80 triệu USD, bao gồm 12.000m2 không gian kinh doanh được bổ sung các tiện ích như khu thương mại đa chức năng kết hợp bán lẻ. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Khu phức hợp OneHub Saigon bao gồm những không gian kinh doanh cho các công ty trong các ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình tích hợp văn phòng cho thuê và nhà ở, cơ sở giáo dục đào tạo. Khu phức hợp dự kiến tạo ra hơn 8.000 việc làm.

Ông Manohar Khiatani, Chủ tịch Tập đoàn Ascendas cho biết, OneHub Saigon là dự án đầu tàu trong chuỗi dự án OneHub của Ascendas, đồng thời là dự án thứ 2 của Ascendas tại Việt Nam sau dự án đầu tiên là khu công nghệ Singapore Ascendas – Protrade rộng 500ha tại Bình Dương.

Theo TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Tp.HCM, từ nay đến cuối năm dự kiến có khoảng 3 dự án nữa sẽ được cấp phép đầu tư tại Khu công nghệ cao với tổng vốn đăng ký hơn 700 triệu USD.

 

Charmington.org | Ngày 30/4/2017 vừa qua, công ty Sasaki Associates đã công bố dự án tái phát triển khu Cảng Sài Gòn cũ ở quận 4, TP.HCM với tên “The Saigon Riverfront: A New Vision for Ho Chi Minh City’s Historic Port ” , tạm dịch: “Bờ sông Sài Gòn: Một tầm nhìn mới cho khu cảng lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh”. Dự án sẽ được khởi công ngay năm sau, 2018.

Cảng Nhà rồng - Khánh Hội Quận 4 hiện tại

1. Phần giới thiệu

“Trong lịch sử nhân loại, bến cảng là nơi chia sẻ tin tức từ những nơi xa xôi, nơi người dân địa phương gặp gỡ người nước ngoài, và những người thủy thủ tìm kiếm thú tiêu khiển. Những sự trao đổi này đã làm cho bờ sông trở thành huyết mạch của các thành phố, đại diện cho những bước đi đầu tiên của chúng ta hướng tới toàn cầu hóa. Kể từ năm 1863, Cảng Sài Gòn là trở thành 1 đại diện cho Việt Nam từ một thuộc địa của Pháp đến một quốc gia độc lập, và trở thành một công xưởng tầm khu vực ngày hôm nay.

Công trình lịch sử Bến Nhà Rồng – nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước – sẽ được giữ lại

Khi đô thị hiện đại phát triển quanh khu cảng và sự ra đời của các tàu container lớn khiến nó trở nên lỗi thời, thì mảnh đất này ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang bắt đầu một chương mới. Lấy lại danh hiệu là trung tâm của thành phố, nơi các nền văn hoá gặp nhau, các ý tưởng được trao đổi và người dân thành phố tìm kiếm sự thư giãn, bờ sông Sài Gòn đang biến đổi trở thành một điểm đến đô thị năng động.

Sơ đồ vị trí các công trình sẽ được bảo tồn của khu vực (màu nâu đỏ)

Ý tưởng tái sử dụng các nhà kho cũ với chức năng mới – từ trái qua: phòng nghiên cứu nông nghiệp-thực phẩm, phòng tranh, phòng nghiên cứu chế tạo

Những hình ảnh thân quen của 1 bến cảng – những chiếc cần cẩu, nhà kho,… – đều được lưu giữ, gợi hoài niệm về lịch sử của khu vực

Khu công viên ven sông với diện tích 15 ha và trải dọc suốt 2km bờ sông của quận 4

Theo đó: “Việc tái sử dụng một cách thích hợp các tòa nhà hải quan, kho hàng, và cơ sở hạ tầng cảng từ thời Pháp thuộc, tôn vinh những di sản công nghiệp của khu cảng cũ trong một khu phức hợp đa chức năng mới ở ven sông. Bị rào kín suốt nhiều thế hệ, dải bờ sông này đang kết nối lại với thành phố bằng một công viên công cộng rộng mở, tích hợp các hệ sinh thái bản địa và bảo vệ thành phố khỏi mực nước biển dâng.

Lịch sử phát triển của TP.HCM nói chung và khu bến cảng Sài Gòn nói riêng

Những phân tích kỹ lưỡng đã được thực hiện nhằm đạt được một sự hiểu biết toàn diện về vô số vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc tái phát triển của khu cảng. Các công trình hiện hữu đều đã được lập bản đồ và đánh giá, nhân khẩu học của cộng đồng dân cư và các không gian xã hội chính của vùng lân cận đã được nghiên cứu, các báo cáo về vận tải được đưa ra, các dữ liệu về khí hậu cũng được tổng hợp và từ đó đã tạo được một sự hiểu biết toàn diện về khu vực này.

Từ những dữ liệu mang tính nền tảng này công ty Sasaki đã đưa ra một loạt các nguyên tắc thiết kế chính của dự án:

1. Tháo dỡ các rào chắn và kết nối các khu lân cận với bờ sông bằng các trục cảnh quan, đường phố dành cho người đi bộ và không giới hạn sự tiếp cận của người dân.

2. Khai thác lịch sử và di sản của khu vực bằng cách tái sử dụng các tòa nhà cảng như là không gian ươm mầm cho các doanh nhân trẻ, không gian cho các nhà hát ngoài trời và các quán ăn được phủ bóng mát gợi lên văn hoá cà phê đặc sắc của Sài Gòn.

3. Tạo ra một trải nghiệm tích cực và hấp dẫn ven bờ sông bằng các tiện nghi công cộng và thư giãn cho người dân, và cảnh quan khu vực ven sông tái thiết lập môi trường sống bản địa.

4. Tích hợp nền văn hoá đô thị Việt Nam với nội thất đường phố dưới bóng râm (của cây và công trình) và tạo không gian ngắm người qua lại ở các cửa hàng và quán cà phê nơi đây; Các quảng trường thương mại tạo ra các không gian trao đổi, tụ tập và ăn mừng cho người dân. Các hành lang bộ hành gợi nhớ những con hẻm chật hẹp của Sài Gòn và thu thập nước mưa trong các “vườn mưa”.

5. Tạo ra các khu phố sôi động với những đặc tính mạnh mẽ bằng cách mở rộng mạng lưới đường phố của cộng đồng dân cư lân cận hiện hữu vào khu vực.

6. Tạo ra một skyline đáng nhớ và khác biệt với các tòa nhà mới được sắp đặt 1 cách có chủ ý để tối đa hóa ánh sáng mặt trời nhận được, tôn trọng các công trình lịch sử và cho phép các tuyến hành lang nhìn ra sông.

7. Tăng cường khả năng kết nối bằng nhiều hình thức khác nhau và giảm bớt tắc nghẽn bằng cách tích hợp một tuyến buýt nhanh (BRT) và một tuyến taxi đường thủy mà sẽ kết nối với các trạm tàu ​​điện ngầm và trung tâm trung chuyển (transit hubs) trong tương lai.

8. Tạo ra một cộng đồng bền vững và linh hoạt để tăng cường tính đàn hồi của khu vực khi mực nước biển dâng cao với các hệ thống có thể đáp ứng được mực nước biển cao hơn 24-26 cm vào năm 2050.

9. Cải thiện vi khí hậu với nhiều cây cao được trồng 1 cách có chiến lược để chuyển hướng những luồng gió trên cao và thúc đẩy những luồng không khí đặc và ẩm lên các tầng cao hơn.

Với việc xây dựng bắt đầu vào năm 2018, dự án đang mở ra kỷ nguyên kế tiếp cho khu vực ven sông của thành phố Hồ Chí Minh, mang lại những trải nghiệm đô thị sôi động, tôn vinh di sản của bến cảng, và cung cấp cơ sở hạ tầng môi trường sống cho hệ sinh thái hoang dã đa dạng của vùng đồng bằng.”

2. Bối cảnh & lịch sử khu vực

Bối cảnh khu vực :

  • 45 ha lưu vực sông

  • 2,2km bờ sông bị rào chắn

  • 183.000 dân trong bán kính đi bộ 15 phút

  • 130ha diện tích không có cây che bóng mát trong quận 4

  • 3 khu chợ cộng đồng và phố thương mại trong bán kính 1km

  • 7 đường dẫn ra bờ sông bị gián đoạn

  • 4+ tiếng đồng hồ tắc nghẽn giao thông trên các con đường lân cận mỗi ngày

3. Giải pháp thiết kế:

3.1 Nguyên tắc thiết kế

Từ bối cảnh hiện trạng trên, chúng ta có các nguyên tắc thiết kế chính của dự án như sau:

  • Xóa bỏ rào cản

  • Khai thác di sản của khu vực

  • Tăng cường tính kết nối đa dạng & giảm bớt ùn tắc giao thông

  • Tạo ra một khu vực ven sông năng động và hấp dẫn

  • Tạo điều kiện phát triển khu vực lân cận sôi động và dễ tiếp cận

  • Tôn vinh những hoạt động đường phố & văn hóa Việt Nam

  • Tạo ra một cộng đồng bền vững & linh hoạt

  • Để lại một ấn tượng đáng nhớ (cho người dân & du khách)

3.2 Các sơ đồ ý tưởng chính

Công viên ven sông với các khu chức năng, lần lượt từ phải qua :Vườn Thế Giới, bãi cỏ dốc thoải, rừng cây lá rụng, cầu tàu đi bộ, cầu đường bộ, nhà hát ngoài trời, vườn mưa, bãi biển đô thị, bến thuyền du lịch, đầm phá sông, sân sinh hoạt cộng đồng, khu triển lãm ngoài trời.

Các không gian công cộng đường phố, từ phải qua lần lượt : Vườn viện bảo tàng, thư viện công cộng, sân chơi trẻ em (1), vườn nước, vườn hoa, vườn ốc đảo, khu ẩm thực đường phố, hành lang thương mại, khu nhà hàng (1), vườn bia, khu cafe, khu nhà hàng (2), sân chơi trẻ em (2).

Định hướng tầng cao toàn khu, với 2 điểm nhấn chính là cao ốc phức hợp mới với chiều cao 350m và cao ốc chung cư cao 220m.

5 tuyến bus nhanh (BRT) kết nối với khu vực

Các thiết kế bền vững ứng phó với mực nước biển dâng gồm có : 2 cửa kiểm soát nước lũ (màu đỏ), các công trình được nâng nền (màu xanh đậm), các bức tường linh động ngăn nước dâng (màu cam), vùng cảnh quan được nâng cao (màu xanh lục)

Và đây là phối cảnh toàn khu vực.

Phương án thiết kế kiến trúc của tòa cao ốc phức hợp 350m (trái) và tổ hợp cao ốc chung cư & khách sạn cao 220m (phải)

3.3 Một số hình ảnh minh họa không gian dự án:

Sau đây là chia sẻ của charmington.org về hình ảnh phối cảnh của dự án trong tương lai

Khu đi bộ 1

Khu đi bộ ven sông 

Khu mua sắm

Khu phố đi bộ ven sông và trung tâm mua sắm

Mặt cắt khu thương mại dịch vụ & bãi đậu xe ngầm đầu cầu Thủ Thiêm 4

Cầu đi bộ

Trục giao thông ven sông đường Nguyễn Tất Thành

Khu Tập thể dục - Thể Thao

Dự án sẽ giúp thu hút nhiều thành phần cư dân khác nhau đến với khu vực.

Và các hoạt động tương ứng của họ ở đây.

Phối cảnh toàn khu

Charmington.org - Hình ảnh: Sasaki.com

Tham khảo dự án tốt nhất Quận 4 năm 2019: https://charmington.org/charmington-iris.html