Tại sao phải cấp bách di dời Cảng Tân Thuận?

Tại sao phải cấp bách di dời Cảng Tân Thuận?

Charmington.org | Nếu muốn xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 với quận 2 thì phải di dời cảng Tân Thuận hiện hữu vì các lý do như tĩnh không thông thuyền không thể cao như cầu Phú Mỹ, giảm ùn tắc tai nạn giao thông...

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch đầu tư ngày 7/4/2017, UBND TP HCM giải trình những ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đến hoạt động của các cảng hiện hữu trên sông Sài Gòn và phương án di dời các bến cảng khu vực thượng lưu cầu Thủ Thiêm 4 về cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Không thể xây cao như cầu Phú Mỹ

Cụ thể, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ ảnh hướng đến hoạt động của các cầu cảng hiện hữu trên sông Sài Gòn. Vì theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải (tại Công văn số 8576/BGTVT-ĐTCT ngày 26/7/2016), khi triển khai thực hiện đầu tư dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với khẩu độ, tĩnh không là BxH=80x10m sẽ làm ảnh hưởng đến bến cảng Tân Thuận Đông, giảm khả năng tiếp nhận tàu cập cảng tại các cầu tàu K12, K12A, K12B của cảng Sài Gòn…

→ Tham khảo dự án hưởng lợi từ di dời cảng Tân Thuận: Jamona Golden Silk

Nếu đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không tương đương như cầu Phú Mỹ là 45m thì sẽ đảm bảo duy trì được hoạt động khai thác, khả năng tiếp nhận tàu của các bến cảng hiện hữu, tuy nhiên tổng mức đầu tư cho dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 sẽ rất cao.

UBND TP HCM cho biết theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2010 - định hướng đến năm 2020 thì Khu bến cảng trên sông Sài Gòn (gồm 11 bến cảng/cầu cảng cho tàu có trọng tải 20.000 đến 30.000 tấn hoạt động) sẽ thực hiện di dời, chuyển đổi công năng; chuyển đổi một phần bến cảng Khánh Hội làm bến cảng khách nội địa và Trung tâm Dịch vụ hàng hải (nhưng chưa bao gồm việc di dời các cầu cảng K12, K12A, K12B, K12C, K12C1).

Tĩnh không thông thuyền dự kiến 10m

Báo cáo của UBND TP HCM cho biết khu bến cảng Tân Thuận có diện tích khoảng 140.000m2 nằm trên địa bàn phường Tân Thuận Đông, quận 7. Tổng diện tích kho bãi khoảng 9.848m2 và diện tích bãi khoảng 88.475m2.

Cảng Tân Thuận có tổng chiều dài 783m, gồm 04 cầu cảng chính tiếp nhận tàu biển và 01 bến sà lan. 04 cầu cảng chính có tổng chiều dài 713m, gồm K12 (dài 188m), K12A (dài 132m), K12B (dài 204m), K12C (dài 189m). Bến sà lan K12C1 dài 70m. Hệ thống thiết bị bốc xếp trên bến gồm cẩu bờ, cẩu di động, giàn cẩu, xe nâng,… Lượng hàng hoá thông qua năm 2015 khoảng 5 triệu tấn.

→ Tham khảo: https://sacomrealcorp.org/charmington-iris

Vị trí dự kiến xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn kết nối phía quận 7 tại hạ lưu cầu cảng K12 (đoạn giáp K12B). Các cầu cảng K12, K12A, K12C và bến sà lan K12C1 nằm ở phía thượng lưu cầu Thủ Thiêm 4, cầu cảng K12B nằm ở hạ lưu cầu Thủ Thiêm 4.

Cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không là 10m, khi thi công và đi vào hoạt động sẽ trực tiếp dừng hoạt động khai thác tiếp nhận tàu biển của các cầu cảng K12, K12A, K12C. Đối với cầu cảng K12B, do yêu cầu hành lang an toàn rộng 150m của cầu Thủ Thiêm 4, thì về cơ bản cầu cảng K12B chỉ còn khai thác được phần hạ lưu có chiều dài bến khoảng trên 50m. Như vậy, khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không 10m thì sẽ phải ngưng hoạt động gần như toàn bộ khu bến Tân Thuận của cảng Sài Gòn. Do đó, việc di dời khu bến cảng Tân Thuận ra vị trí mới là cần thiết.

Dời cảng giảm ùn tắc, tai nạn giao thông

Theo UBND TP HCM, hiện nay lưu lượng các phương tiện giao thông từ hướng huyện Nhà Bè, Quận 4, Quận 7 đi các Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức thông qua đường Nguyễn Tất Thành rất lớn cùng với lưu lượng lớn xe container ra vào các bến cảng trên địa bàn Quận 4, Quận 7.

Điều này đang gây ra các “điểm đen” thường xuyên ùn tắc giao thông, dẫn đến thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông tại khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2, đường Nguyễn Tất Thành, cầu Phú Mỹ, cầu Kênh Tẻ,…

Để giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn Quận 4, Quận 7, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương sớm thực hiện di dời toàn bộ các bến cảng khu vực thượng lưu cầu Thủ Thiêm 4 (bao gồm di dời các cầu cảng K12, K12A, K12B, K12C, K12C1) về cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Đồng thời chấp thuận khẩu độ, tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 là BxH=80x10m và chủ trương điều chỉnh Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo hướng di dời các cầu cảng K12, K12A, K12B, K12C, K12C1.

Nếu được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận, TP HCM sẽ triển khai nghiên cứu việc di dời các cầu cảng K12, K12A, K12B, K12C, K12C1 hiện hữu về vị trí khác phù hợp tại khu vực cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè để triển khai thực hiện đồng thời với việc triển khai đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

Vị trí cảng Tân Thuận mới

Vị trí khu bến cảng mới phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam nói chung và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nói riêng; phù hợp với quy hoạch chung của TP HCM và đồng thời đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan khác trong khu vực.

Vị trí xây dựng khu bến cảng mới phải đảm bảo: Có khả năng tiếp nhận tàu biển trọng tải bằng hoặc lớn hơn trọng tải lớn nhất của tàu biển hiện đang làm hàng tại khu bến Tân Thuận; Chiều dài bờ sông xây dựng bến cảng tối thiểu phải bằng chiều dài khu bến Tân Thuận hiện hữu (từ 783m trở lên);

Diện tích khu bến cảng mới phải lớn hơn khu bến hiện hữu (lớn hơn 14ha); Khu đất xây dựng khu bến cảng mới có quy mô đảm bảo có thể phát triển mở rộng trong tương lại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển; Thuận lợi cho di dời, đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất liên tục của cảng Sài Gòn.

Phương án giao đất tại cảng Hiệp Phước để đầu tư cảng mới: Theo tinh thần tại thông báo số 372/TB-VP ngày 15/6/2011 của Văn phòng UBND TP HCM, theo đó UBND TP HCM đã thống nhất chủ trương Nhà nước sẽ cho thuê đất trực tiếp không thông qua Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận đối với cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, giai đoạn 2.

→ Dự án quận 4 hưởng lợi trực tiếp Cảng Tân Thuận di dời: https://charmingtoniris.site/

Khu đất giai đoạn 2 có chiều dài để xây dựng cảng là 1.020m, diện tích 48ha và khu đất dự kiến xây dựng khu cảng Tân Thuận mới tại cảng Hiệp Phước có diện tích khoảng 20ha (tiếp giáp với cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, giai đoạn 2). Khu đất này đảm bảo các yêu cầu về khu bến mới phục vụ di dời khu cảng Tân Thuận hiện hữu (gồm 05 cầu cảng).

Tổng mức đầu tư xây dựng cảng mới ước tính khoảng 3.500 tỷ đồng, đảm bảo đáp ứng được khối lượng hàng hiện nay của khu cảng Tân Thuận. Nguồn vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng, đầu tư xây dựng cảng mới, di chuyển thiết bị, phương tiện: sẽ do Nhà đầu tư ứng trước. Phương án hoàn vốn cho công tác di dời cảng Tân Thuận sẽ thanh toán cho Nhà đầu tư bằng quỹ đất tại khu cảng Tân Thuận và tại các vị trí khác trên địa bàn Thành phố.

Các hạng mục chính gồm cầu cảng (với chiều dài cầu cảng theo quy hoạch dự kiến khoảng 1.000m) được thiết kế cho tàu trọng tải đến 70.000 DWT hoạt động; các khu bãi container, bãi hàng tổng hợp, các kho kín, kho CFS, kho silo,… và các hạng mục công trình phụ trợ, đường nội bộ phục vụ hoạt động của cảng.

Về tiến độ di dời cảng Tân Thuận dự kiến

- Quý I-II/2017: Tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng (Hoàn tất công tác đền bù giải tỏa, khảo sát phục vụ thiết kế chi tiết;

- Quý III-IV/2017: Thiết kế, phê duyệt các thiết kế chi tiết của các gói thầu xây lắp; đấu thầu xây lắp;

- Quý I/2018: Khởi công các gói thầu xây lắp gồm các hạng mục chính: cầu tàu, xây dựng các hạng mục trên bờ,

- Quý I/2019: Khai thác trước một phần bến cảng;

- Quý III/2019: Xây dựng xong hoàn chỉnh cảng tại vị trí mới;

- Quý IV/2019 - I/2020: Tiến hành di dời cảng cũ và triển khai thi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

→ Tham khảo: Charmington IRIS