Tổng kết thị trường 2016, BĐS cao cấp & nghỉ dưỡng áp đảo

Tổng kết thị trường 2016, BĐS cao cấp & nghỉ dưỡng áp đảo

Charmington.org | Tiếp nối nhịp phục hồi của năm 2015, thị trường bất động sản (BĐS) 2016 tăng trưởng mạnh mẽ. Xu hướng đi lên của thị trường được thể hiện rõ ở việc các dự án liên tục được khởi động mở bán, thanh khoản và mức giá các phân khúc đều tăng.

Căn hộ cao cấp áp đảo nguồn cung

Nhà ở là một trong những phân khúc quan trọng nhất của TTBĐS. Năm 2016, một lượng lớn căn hộ ồ ạt chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và Tp.HCM. Theo số liệu được công bố tại hội thảo “Thị trường Bất động sản Việt Nam 2016-2017: Toàn cảnh và dự báo”, tính đến tháng 10/2016, tổng cung căn hộ tại Hà Nội là gần 17.000, tại Tp.HCM là hơn 23.000. Trong đó, dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp áp đảo nguồn cung. Tại Hà Nôi, riêng căn hộ cao cấp chiếm 43% nguồn cung, Tp.HCM là 50%.

Căn hộ cao cấp tập trung chính ở khu vực trung tâm và cận trung tâm Hà Nội và Tp.HCM. Một số dự án cao cấp được mở bán trong năm 2016, tiêu biểu như: các dự án Vinhomes của Tập đoàn Vincom gồm Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River, Charmington La Pointe, Jamona Golden Silk, Jamona Heights, Vinhomes Liễu Giai, D’Capital của Tân Hoàng Minh, dự án Masteri Thảo Điền của Công ty Thảo Điền,Charmington Iris của Sacomreal, TopLife Tower của Eximland, River Gates của Novaland…

Dự án Jamona Golden Silk - Jamona Heights 2.200 tỷ của Sacomreal đang gây tiếng vang Nam Sài gòn

Trái ngược với sự ồ ạt của chung cư cao cấp, căn hộ bình dân hoàn toàn lép vế. Trong năm 2016, các dự án nhà giá rẻ được mở bán khá nhỏ giọt. GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh sự lệch pha cung cầu ở 2 thị trường BĐS lớn nhất cả nước: “Phân khúc cao cấp chỉ có lượng cầu 20% nhưng nguồn cung lại chiếm đến 80%. Trong khi đó, phân khúc nhà giá rẻ nguồn cung chỉ ở mức 20%, nhu cầu lại chiếm tới 80%. Sự lệch pha này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tích tụ bong bóng BĐS mà còn đặt ra vấn đề bức thiết về việc xây dựng nhà ở giá rẻ”.

Để chuẩn bị cho năm 2017 sắp đến, nhiều doanh nghiệp tiếp tục chuẩn bị mọi công tác cho hàng loạt các dự án cao cấp mới. Điển hình, Sacomreal với 1.438 căn hộ cao cấp Charmington IRIS quận 4 sau thành công của Charmington La Pointe (Quận 10 - cao thắng). Được biết, dự án Charmington IRIS sẽ được mở bán đợt 1 với hình thức huy động vốn vay 500 triệu đồng, sau đợt 2 sẽ mở bán chính thức với giá dự kiến tầm 40 triệu/m2. Charmington IRIS là dự án gần như đẹp nhất quận 4 với 2 mặt tiền đường và 3 mặt sông đẳng cấp.

Phối cảnh tổng thể Charmington IRIS của Sacomreal

Cuối năm 2016, thị trường ghi nhận những bước chuyển mới của phân khúc nhà giá rẻ. Tại Tp.HCM, nhiều ông lớn vốn trung thành với sản phẩm cao cấp và trung cấp đã đổ vốn vào căn hộ bình dân như Him Lam, Hưng Thịnh, Kiến Á, Gia Hòa, C.T Group… Tại Hà Nội, các đại gia Vingroup, Mường Thanh làm dậy sóng thị trường khi công bố kế hoạch xây dựng hàng trăm ngàn căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng. Các đại gia ngoại như Global, NHO, Hankyu Rea… cũng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đổ vốn vào nhà giá rẻ.

Cuộc chuyển hướng này cho thấy nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận hưởng lợi nhuận ít, xác định nhà giá rẻ là chiến lược kinh doanh an toàn trong hướng đi dài hạn.

Bùng nổ bất động sản nghỉ dưỡng

Năm 2016 cũng là năm bùng nổ của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng mạnh về nguồn cung và giá BĐS nghỉ dưỡng một số khu vực. Miền Trung là tâm điểm của BĐS nghỉ dưỡng với sự xuất hiện hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng lớn ở Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang. Giá BĐS khu vực này tăng chóng mặt. Đáng chú ý, BĐS nghỉ dưỡng miền Trung đang thu hút mạnh giới nhà giàu Hà Nội.

Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc là điểm đến lý tưởng cho các dự án nghỉ dưỡng

Không hề kém cạnh, BĐS nghỉ dưỡng miền Bắc chứng kiến sự vào cuộc của các đại gia BĐS như Vingroup, Sungroup, FLC… Nguồn vốn của các ông lớn này được đổ vào Sa Pa, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc.

Đáng chú ý, sự xuất hiện của những dự án nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế đã đẩy đất đô thị Lào Cai tăng gấp đôi ở nhiều khu vực, đất Sa Pa tăng giá gấp 3 lần từ 90triệu đồng/m2 lên 150-160tr/m2, thậm chí 200-250triệu đồng/m2.

Sự phát triển mạnh của căn hộ cao cấp và BĐS du lịch – nghỉ dưỡng khiến cán cân thị trưởng lệch hẳn về phía những phân khúc này. Trước thực trạng đó, tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng tăng cường kiểm soát cho vay đối với các dự án đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, khu nghỉ dưỡng.

Hiện tượng tăng giá cục bộ cuối năm

Một vấn đề đáng chú ý trong năm 2016 là hiện tượng tăng giá cục bộ giai đoạn cuối năm. Hiện tượng trên diễn ra cả ở Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng.

Thị trường BĐS Tp.HCM và Hà Nội chứng kiến sự tăng giá đồng loạt ở chung cư, đất nền, nhà phố, biệt thự liền kề… Điển hình như dự án Jamona Golden Silk (Bùi Văn Ba - Quận 7) do Sacomreal đầu tư. Tại Tp.HCM, so với thời điểm cuối năm 2015 và đầu năm 2016, khu vực phía Đông ghi nhận tình trạng tăng giá bán rất mạnh của BĐS sơ cấp, thứ cấp thuộc nhiều phân khúc: đất nền, chung cư, biệt thự, nhà phố liền kề... Mức tăng dao động từ 7-30%. Trong đó, đất nền thuộc các khu vực quận Q.9, Q.2, Thủ Đức có mức tăng mạnh nhất, có nơi lên tới 50-100%. Tiếp đến là phân khúc căn hộ tầm trung với mức tăng từ 10-20%.

Dù không sôi động như khu Đông nhưng phía Tây Tp.HCM ghi nhận sự tăng giá mạnh của nhà phố dự án với mức tăng lên tới 50 -100% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tại thị trường Hà Nội, phân khúc căn hộ chung cư phía Tây và phía Nam thành phố ghi nhận sự tăng giá mạnh. Các căn hộ phía Tây Hà Nội thuộc các quận Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có mức tăng từ 5-8%. Căn hộ phía Nam với nguồn cung tập trung chính ở quận Hoàng Mai cũng có mức tăng từ 4-7%. Tiêu biểu có thể kể đến Hateco Hoàng Mai, giá chủ đầu tư chào bán năm 2015 là 16 triệu/m2 đã tăng lên 20 triệu/m2 năm 2016. Tứ Hiệp Plaza từ 16 triệu đồng (2015) lên 18-19 triệu/m2 (2016)…

Đất nền Hà Nội ghi nhận sự tăng giá ở khu vực phía Tây. Đất nền thuộc các dự án như Thanh Hà Cienco 5, Geleximco Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Khu đô thị Nam 32 (Hoài Đức)… tăng từ 2 – 7 triệu đống/m2 sau khi chào thị trường được vài tháng.

Bên cạnh đó, hiện tượng tăng giá tại thị trường đất nền Đà Nẵng cũng là một trong những điểm nhấn của thị trường 2016. So với thời điểm cuối năm 2015, giá đất nền gần trung tâm thành phố và ven biển tăng từ 20-30%. Đất thuộc đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp có mức tăng mạnh nhất, từ 30%-50%. Quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có biên độ tăng giá cao nhất thị trường, xấp xỉ 50%.

Thúy An - tuổi trẻ online

Tham khảo các thông tin dự án đáng đầu tư của Sacomreal