Charmington.org | Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM sẽ có 5 cảng phải di dời ra khỏi nội thành trước năm 2020, đến nay đã có Tân cảng Sài Gòn, cảng Ba Son đã di dời đến Cát Lái, còn những cảng khác đang trong quá trình chuẩn bị di dời. Trong đó, dự kiến cuối năm 2017 này, Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ bắt đầu di dời và nơi đây sẽ "mọc" lên một siêu đô thị mới dọc bờ sông Sài Gòn.
Cận cảnh nhiều khu cảng lớn tại Sài Gòn được di dời "nhường" đất phát triển đô thị
Liên quan đến việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND TP.HCM đã kiến nghị bổ sung việc phát triển cảng biển gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối với cảng, trong đó chú trọng kết nối vận tải thủy nội địa, đảm bảo kết nối liên hoàn giữa cảng biển với hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics tại khu vực.
UBND TP.HCM vừa giao Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án thực hiện dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, giai đoạn 2 phục vụ di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4).
Đối với bến cảng Tân Thuận, cần thực hiện di dời trước năm 2020 để phục vụ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, các bến cảng còn lại tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không đầu tư mở rộng phát triển thêm cảng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn thuê đất; đồng thời các bến phao trên sông Sài Gòn sẽ di dời theo tiến độ di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn.
Hai khu cảng còn lại trên sông Sài Gòn đã được di dời đúng tiến độ, trong hơn 2 năm qua khu vực này đã và đang hình thành nên các khu đô thị kiểu mẫu, mang biểu tượng mới của một thành phố hiện đại.
→ Tham khảo: https://charmingtoniris.site/
Khu vực cảng Rau quả Sài Gòn sẽ được lên kế hoạch di dời sau năm 2020 về cảng Hiệp Phước
Xung quanh cảng Rau quả Sài Gòn (quận 7) đã và đang có nhiều dự án cao ốc đầu tư xây dựng. Đặc biệt, nằm cạnh khu cảng này là dự án 6 tỷ đô của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Khu cảng Rau quả Sài Gòn nằm dọc bờ sông Sài Gòn. Dù nơi đây đã có cầu Phú Mỹ nhưng lưu lượng xe ra vào cảng quá lớn vẫn làm tắc nghẽn giao thông thường xuyên
Khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đang được TP.HCM chỉ đạo quyết liệt di dời đúng lộ trình đề ra. Các dự án tiên phong hưởng lợi trực tiếp từ di dời cảng Nhà Rồng - Khánh Hội: Charmington IRIS, Landcaster Lincoln, Riva Park...
Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ phát triển khu vực này thành một siêu đô thị ven sông. Trước mắt thành phố sẽ cho di dời toàn bộ khu cảng, đầu tư mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, chuẩn bị đầu tư cầu Thủ Thiêm 3.
Khu cảng hàng hóa Tân Thuận cũng đã được thành phố lên lộ trình di dời cấp bách.
Sau khi được di dời "trắng" khu vực cảng Tân Thuận sẽ là một siêu đô thị hiện đại, nơi đây còn có dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được TP.HCM xin ý kiến Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư.
Trước đó, UBND TP đã kiến nghị các cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT).
→ Tham khảo dự án hưởng lợi trực tiếp cầu Thủ Thiêm 4: Charmington Quận 4
Trong đó, cho phép TP được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư gồm 4 doanh nghiệp là Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần đầu tư và thát triển hạ tầng 620, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng 168, Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận.
Về quy mô, dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài khoảng 2.160m. Cầu chính (từ bờ quận 7 qua phía quận 2) gồm 6 làn xe. Tổng mức đầu tư trên 5.200 tỉ đồng.
Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được bắt đầu từ cảng Tân Thuận (quận 7) nối vào đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2). Song song đó, nhà đầu tư cũng xin được hoán đổi một số khu đất ngay khu cảng để phát triển dự án nhà ở cao tầng. Một số dự án điển hình đã hình thành tiên phong khu vực cảng Tân Thuận Đông: Jamona Golden Silk do Sacomreal làm chủ đầu tư.
Đăng Khải