Dân đầu tư bất động sản nên tránh những sai lầm sau

Dân đầu tư bất động sản nên tránh những sai lầm sau

Charmington.org | Những yếu tố quan trọng như: chọn vị trí tốt, khảo sát lúc chiều tối để tính được tỷ lệ lấp đầy thật sự của dự án, chỉ mua tài sản có thanh khoản cao, khắt khe khi xem xét pháp lý... là một trong những điều kiện tiên quyết để đầu tư nhà đất sinh lời.

Sai lầm 1: Đầu tư bất động sản theo “Tâm lý đám đông”

Dốc cạn tiền để mua bất động sản theo phong trào, tâm lý đám đông hoặc chỉ vì quá hào hứng với các chương trình khuyến mãi “khủng” của chủ đầu tư, gom hàng với khối lượng lớn để được chiết khấu nhiều. Đây là trường hợp nhà đầu tư chỉ thấy cái lợi trước mắt trong khi chưa xem xét kỹ các chỉ số cơ bản như: sản phẩm, tiến độ thanh toán, giá cả hoặc hiệu quả sinh lời… là sai lầm rất nghiêm trọng.

Hoặc đơn giản là các nhà đầu tư thấy khu vực này đang nhiều người mua thì họ mua theo. Dự án này nhiều người mua thì họ cũng mua theo, hay thậm chí là nghe thấy bạn bè mua thì cũng mua theo. Việc này khiến cho nhiều nhà đầu tư khá bị động trước thương vụ đầu tư của mình.

Nhà đầu tư bất động sản nếu đã từng hoặc đang mua nhà đất kiểu này thì phải dừng lại ngay và giải phóng suất đầu tư càng nhanh càng tốt vì đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chôn vốn oan vào BĐS.

Sai lầm 2: Đầu tư ở chu kỳ cuối của Bất động sản

Đầu tư vào chu kỳ cuối cũng của quá trình tăng trưởng ngắn hạn cũng là một lỗi đầy tư rất cơ bản nhưng lại khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là, nhà đầu tư mua nhà đất khi giá đang ở mức đỉnh, lúc thị trường đã chững lại và họ phải chịu áp lực giảm giá, muốn bán kiếm lời do đã chờ thời gian rất lâu. Đến khi quá trình tăng trưởng quay đầu cho một chu kỳ phát triển kế tiếp sẽ khiến nhà đầu tư bị chôn vốn từ trung đến dài hạn (từ 12 tháng đến vài năm) và đương nhiên họ sẽ mất đi rất nhiều chi phí cơ hội.

Sai lầm 3: Không xem xét giá trị sử dụng cuối cùng

Khi đầu tư, nhà đầu tư nên tính đến những đặc điểm và giá trị mà sản phẩm có thể dành cho người có nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ mục đích mua để ở, để cho thuê, sử dụng toàn phần hay một phần, mua làm của để dành hay chờ cơ hội tăng giá… cũng đều có cách chọn hàng hóa khác nhau.

Mục tiêu cuối cùng của bât động sản bao giờ cũng là hướng đến đối tượng sử dụng cuối cùng. Giá trị gia tăng của của một bất động sản phụ thuộc vào yếu tố này rất lớn. Do đó, nếu chưa từng có sự tính toán đến giá trị sử dụng của bất động sản thì nhà đầu tư đừng vội mua hàng, vì gần như chắc chắn dòng tiền bỏ ra sẽ bị đọng vốn lại rất lâu.

Sai lầm 4: Sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính

Đây cũng là một kiểu sai lầm kinh điển của các nhà đầu tư bất động sản trong suốt 8 năm khủng hoảng vừa qua. Tỷ lệ vay vốn khi đầu tư vào bất động sản (từ khoảng 50 – 80%) nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả cả lãi và vốn gốc. Trường hợp thanh khoản kém, nhà đầu tư sẽ mất dần lợi nhuận theo thời gian khi bị thâm hụt dòng tiền vì phải trả lãi ngân hàng, thậm chí phải bán tháo cả bất động sản đã mua với giá thấp.

Nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ vay vốn cao trong trường hợp tự kiểm soát được đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhưng nên làm cho từng thương vụ chứ không phải là xu hướng.

Sai lầm 5: Đón sóng bất động sản quá sớm

Sai lầm này biểu hiện rõ nhất qua việc nhà đầu tư xác định sai tiềm năng của BĐS tại một khu vực nào đó và dốc cả núi tiền để đón một cơn sóng mà mình chẳng rõ khi nào mới xuất hiện. Mua nhà đất không giúp tạo ra giá trị gia tăng hoặc tiềm năng phát triển khu vực quá chậm sẽ khiến dòng vốn của bạn bị chôn vùi. Để tránh mắc phải sai lầm này, nhà đầu tư cần phải bỏ công thực địa, khảo sát bản chất của đô thị là cơ sở hạ tầng, tiện ích và mật độ dân cư. Lưu ý rằng, chỉ khi hội tụ được đủ 3 yếu tố này giá trị bát động sản mới được đảm bảo.

Sai lầm 6: Mua Bất động sản có giá trị quá lớn so với tiềm lực tài chính thực tế

Các nhà đầu tư thường mua Bất động sản có giá trị quá lớn so với tiềm lực tài chính thực tế và kỳ vọng bán nhanh kiếm lãi. Những trường hợp liều lĩnh như thế này thường xuất hiện khá phổ biến với đối tượng đầu cơ Bất động sản. Nguồn vốn đầu tư không đủ trong khi quỹ dự phòng quá ít, không thể thanh toán kịp tiến độ trong khi mãi lực thị trường còn thấp sẽ dẫn đến áp lực phải bán tháo với giá rẻ, hoặc thanh lý hợp đồng sớm.

Sai lầm 7: Dồn trứng vào một rổ

Dồn trứng vào một rổ hay quyết ăn thua một mẻ lớn với suy nghĩ “được ăn cả ngã về không”. Đây là một trong những sai lầm được khuyến cáo cần phải tránh ở hầu như mọi kênh đầu tư chứ không riêng gì Bất động sản. Thế nhưng, riêng với kênh đầu tư Bất động sản, do giá trị của tài sản (nhà đất) quá lớn, nên một khi đã dồn tất cả cá vào một rọ thì vào lúc thị trường khó khăn không thể tháo chạy kịp. Điều này làm hạn chế tính thanh khoản và nguy hiểm hơn là nó sẽ tập trung rủi ro về một mối.

Vì vậy, cách đầu tư Bất động sản khôn ngoan nhất bao giờ cũng là phân tán danh mục đầu tư, đa dạng hóa các khối tài sản này ở nhiều loại hình, phân khúc, cũng như khu vực, vị trí khác nhau.

Sai lầm 8: Không sàng lọc bất động sản

Đừng cho rằng ngôi nhà đầu tiên bạn thấy là tuyệt vời. Có quá nhiều nhà đầu tư mua bất động sản mà họ cho là chúng quá đẹp hay họ lười đi xem những bất động sản khác  vượt quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa thực hiện bàn giao nhà.

Ngoài ra, nếu như không nắm rõ hệ số lãi suất về số tiền chưa thanh toán, có thể bạn sẽ phải trả số tiền cao hơn so với giá trị thực của bất động sản.

Sai lầm 12: Không nhờ tới sự giúp đỡ của chuyên gia.

Rất nhiều người đầu tư bất động sản nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ và bản thân họ có thể hoàn thành một giao dịch thật sự. Đây là sai lầm khá nghiêm trọng có thể khiến quá trình đầu tư thất  bại. Các nhà đầu tư Bất động sản nên tận dụng mọi nguồn lực có thể và những chuyên gia thân quen để nhờ giúp đỡ đưa ra quyết định mua bán đúng đắn.

Những chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, rắc rối với những người mua bán nhà và giúp cho quy trình mua bán diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Vì vậy, hãy tìm kiếm cho mình những chuyên gia giỏi, đáng tin cậy để được tư vấn và giúp đỡ.

Những bất động sản sắp mở bán của TTCLAND trong năm 2019: