Charmington.org | Nhắc đến lịch sử và vai trò của các NHTW không thể không nhắc đến chế độ bản vị vàng. Nước Anh bắt đầu áp dụng chế độ bản vị vàng vào khoảng thế kỷ 18 khi quy định các tờ giấy bạc do NHTW Anh (BoE) phát hành có thể được quy đổi ra vàng nếu người dân muốn thế. Đây là cơ sở đầu tiên của chế độ Bản Vị Vàng và charmington.org xin chia sẻ Anh Chị những sự tổng hợp phía dưới.
TÓM TẮT:
Như vậy BoE đã cam kết sẽ duy trì giá trị của các tờ tiền giấy. Rộng hơn, BoE đảm bảo sự ổn định của đồng bảng. Một mặt, giá trị thực của các tài sản của chủ nợ (như trái phiếu và các khoản nợ) được giữ nguyên, mặt khác người đi vay cũng sẽ không phải chứng kiến các khoản nợ phình to.
Chế độ bản vị vàng bị tạm ngừng trong các cuộc chiến tranh do các khoản nợ của chính phủ và lạm phát tăng mạnh. Sau đó Nghị viện Anh khôi phục nó vào 1819, mặc dù chỉ bằng cách miễn cưỡng ép buộc nền kinh tế rơi vào thời kỳ giảm phát và suy thoái. Suốt phần còn lại của thế kỷ 19, chế độ bản vị vàng lại được duy trì.
Điều này giúp giá cả ổn định, nhưng hệ quả là BoE phải tăng lãi suất để thu hút dòng vốn từ nước ngoài bất cứ khi nào lượng vàng dự trữ bắt đầu suy giảm. Do đó, gánh nặng điều chỉnh nền kinh tế lại đổ lên vai người lao động thông qua mức lương thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Không ngạc nhiên khi thứ tự ưu tiên của Chính phủ Anh là như vậy khi mà quyền bỏ phiếu chỉ giới hạn trong những ông chủ sở hữu nhiều đất đai.
Thế kỷ 19 cũng chứng kiến sự nổi lên của 1 trách nhiệm khác mà các NHTW phải chịu: quản lý khủng hoảng. Các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra thường xuyên mà trong đó người cho vay mất niềm tin vào các ngân hàng tư nhân. Kéo theo đó là hoạt động thương mại bị ảnh hưởng vì các thương nhân mất khả năng thanh toán. Trong cơn hoảng loạn năm 1825, nền kinh tế Anh được miêu tả là “chỉ còn 24 giờ nữa sẽ quay về thời hàng đổi hàng”. Sau cuộc khủng hoảng này, BoE được coi là “người cho vay cuối cùng”. Walter Bagehot, biên tập viên của tờ The Economist, đã định nghĩa nhiệm vụ này trong cuốn sách “Lombard Street” (xuất bản năm 1873) như sau: NHTW nên cho các ngân hàng gặp khó khăn vay tiền, đổi lại những ngân hàng này phải cung cấp được tài sản đảm bảo và phải trả lãi cao.
Tuy nhiên ý tưởng này không được chấp nhận rộng rãi. Một cựu Thống đốc của BoE từng gọi đây là “khái niệm ranh ma nhất được đưa vào thế giới tiền tệ hay ngân hàng”. Nhiệm vụ này cũng có khả năng xung đột với các vai trò khác của các NHTW. Mở rộng cho vay trong khủng hoảng cũng đồng nghĩa với mở rộng cung tiền, trong khi NHTW buộc phải giới hạn cung tiền để bảo vệ sự ổn định của đồng nội tệ.
Khi các quốc gia khác theo chân Anh thực hiện công nghiệp hóa trong thế kỷ 19, họ cũng sao chép mô hình NHTW và chế độ bản vị vàng của Anh. Đó cũng là điều mà nước Đức đã làm sau khi thống nhất năm 1871.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên, rất ngưỡng mộ hệ thống tài chính của nước Anh và muốn áp dụng trên quê nhà. Tuy nhiên NHTW lại chính là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử 50 năm đầu tiên của nước Mỹ. NHTW mà Hamilton xây dựng theo mô hình BoE tồn tại được 20 năm, cho tới khi giấy phép hoạt động hết hạn năm 1811. Ngân hàng thứ 2 ra đời vào năm 1816, nhưng cũng vấp phải nhiều sự phản đối. Andrew Jackson, một vị Tổng thống đi theo chủ nghĩa dân túy, phản đối tái tục giấy phép cho nó vào năm 1836.
Đến năm 1907, cuối cùng thì Mỹ cũng chấp nhận mở ra 1 NHTW sau khi trải qua khủng hoảng tài chính năm 1907. John Pierpont Morgan – nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng thế giới – đã giải quyết cuộc khủng hoảng. Và người Mỹ cũng nhận ra rằng sẽ là hợp lý nếu tạo ra “người cho vay cuối cùng” không phụ thuộc vào 1 người cụ thể nào cả. 1 NHTW được Quốc hội thông qua sẽ đảm bảo xóa đi nỗi lo ngại xưa nay về chuyện “quyền lực nảy sinh từ tiền bạc”. Fed có cấu trúc đặc biệt, khiến nó khó lòng bị thao túng: gồm các ngân hàng khu vực thuộc sở hữu của tư nhân và 1 ngân hàng trung ương có các lãnh đạo được bổ nhiệm bằng hệ thống chính trị.
Năm 1913, Fed chính thức ra đời. Nhưng trớ trêu thay đó cũng là thời điểm cấu trúc thị trường tài chính toàn cầu bị chao đảo bởi chiến tranh thế giới thứ nhất. Trước năm 1914, các NHTW hợp tác với nhau để giữ cho tỷ giá ổn định. Nhưng chiến tranh khiến NHTW phải đặt lợi ích của đất nước lên trước bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào. Không quốc gia nào sẵn lòng nhìn cảnh những thỏi vàng trong ngân khố quốc gia bị chuyển đến két sắt của kẻ thù. BoE ngừng đổi tiền ra vàng. Ở hầu hết các nước, chiến tranh được tài trợ bằng tiền đi vay mượn, khiến các NHTW phải trở lại vai trò mà nó đã đảm nhiệm từ những ngày đầu: tài trợ cho các chính phủ. Theo sau đó là mở rộng cung tiền và tất nhiên là lạm phát tăng cao.
Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là đòn đánh đầu tiên mà chế độ bản vị vàng phải hứng chịu, báo hiệu cho sự sụp đổ của 1 hệ thống mà người ta từng tôn thờ.
1.THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU VÀNG?
Theo Hội đồng Vàng thế giới khoảng 213 ngàn tấn (tương đương 7,5 tỷ Oz - 1kg=35,274Oz) vàng đã được khai thác trong toàn bộ lịch sử loài người, trong đó 2/3 được khai thác từ 1950 đến nay. Năm 2022 tổng khai thác được khoảng 3.100 tấn (H.1) và xu thế tăng dần.
Lượng vàng khai thác được sử dụng như sau:
-
96.500 tấn - 45%: đồ trang sức;
-
47.500 tấn - 22%: Vàng thỏi và tiền vàng (bao gồm chứng chỉ ETF vàng).
-
37.000 tấn -18%: Dự trữ tại các NHTW như dự trữ ngoại hối (H.2).
-
32.000 tấn - 15%: Khác (bao gồm cho công nghiệp).
-
Có khoảng 59.000 tấn vàng ở các mỏ vàng trữ lượng đã được khẳng định.
(Nguồn: [Tại Đây])
2. THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU TIỀN?
Không có số liệu chính xác. Nếu lấy các quốc gia số liệu tương đối minh bạch là Top 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và khu vực đồng Euro thì số lượng tiền điện tử, tiền giấy, tiền xu các loại đã được các NHTW phát hành, in ra (M0) quy USD là vào khoảng 8.275 tỷ. Nếu tính M1 (M0 cộng thêm tiền gửi thanh toán, check du lịch..) thì khoảng 49.000 tỷ. Nếu tính M2 (M1 thêm tiền gửi kỳ hạn và hệ số tạo tiền của NHTM và NHTW) thì là 83.000 tỷ. Số liệu nước Mỹ là M0: 5,8 ngàn tỷ, M1: 18,0 ngàn tỷ, M2: 20,9 ngàn tỷ (đơn vị: USD).
Tiền cả thế giới có, nếu tính cả M2 + các hình thức đầu tư + công cụ phái sinh + tiền mã hoá kỹ thuật số, thì khoảng trên 3.300.000.000.000.000 - 3,3 triệu tỷ - USD.
(Các số liệu làm tròn. Nguồn: [Tại Đây]).
3. VÀNG LÀ HÀNG HÓA HAY TIỀN? GIÁ NÓ LÀ BAO NHIÊU?
Đầu tiên vàng là tiền. Sau đó tiền thay vàng. Lúc đầu mọi đồng tiền được đảm bảo bằng vàng để tại ngân khố quốc gia - bản vị vàng. Hậu thế chiến 2 xuất hiện trật tự thế giới mới, trong đó có trật tự tiền tệ mới: đồng USD phát hành đảm bảo bằng vàng lưu trữ tại FED theo tỷ giá cứng (35$/Oz), các loại tiền khác neo cứng tỷ giá theo USD- bản vị USD - tức là gián tiếp đảm bảo bằng vàng qua USD. Nước Mỹ gánh team bản vị vàng cho thế giới tiền tệ qua đồng USD.
Tuy nhiên việc in tiền vô tội vạ bởi các chính phủ lắm mưu nhiều tham vọng, bao gồm ở chính nước Mỹ, làm nước Mỹ mất khả năng duy trì USD bản vị vàng: năm 1971 Mỹ đơn phương bỏ cuộc chơi tuyên bố không đảm bảo USD bằng vàng nữa. USD được bảo đảm bởi vị thế nước Mỹ, nền kinh tế Mỹ và chính sách tiền tệ của FED. Các loại tỷ giá được thả nổi. Bản vị vàng chính thức cáo chung. Vàng giảm vai trò tiền tệ.
Cũng một phần vị thế thống trị của USD và kinh tế Mỹ đã được khẳng định chắc chắn nên Mỹ chả cần ôm thêm nghĩa vụ bản vị để rảnh tay múa may với vũ khí tiền tệ.
Giả sử sáng ngày mai ngủ dậy và các quốc gia quay lại tình trạng bản vị vàng trước 1971 tức mỗi loại tiền đảm bảo bằng vàng để tại kho NHTW phát hành nó thì vàng sẽ có giá bao nhiêu? Tỷ lệ bảo chứng (TLBC - quy kho vàng theo giá vàng hôm nay 2.167$/Oz chia cho số tiền lưu thông) thế nào?
a. Để đúng bản chất tiền M0 sẽ được sử dụng cho tính toán. Kết quả:
Giá vàng thế giới sẽ là 7.600$/Oz (TLBC: 29%), riêng cho nước Mỹ - 20.000$/Oz (TLBC 11%), phần còn lại thế giới ngoài Mỹ - 3.000$/Oz (TLBC: 70%).
b. Để tham khảo: giá vàng theo M1 và M2 của thế giới, Mỹ và phần còn lại thế giới ngoài Mỹ cùng tỷ lệ bảo chứng… lần lượt sẽ là:
-
M1: 45.000$ (TLBC: 4,8%) - 63.000$ (TLBC: 3,5%)- 38.500$/Oz (TLBC: 5,6%).
-
M2: 76.000$ (TLBC: 2,9%)- 73.000$ (TLBC: 3%)- 77.000$/Oz (TLBC: 2,8%).
Thảy đều cao hơn mức 2.167$/Oz hiện nay rất nhiều. Và từ góc nhìn ấy phần còn lại của thế giới chơi “đẹp” hơn Mỹ loại trừ M2 gần tương đương.
c. Tham khảo nữa: nếu dùng toàn bộ lượng vàng loài người đã khai thác để bảo chứng cho toàn bộ lượng tiền đã phát hành M0 thì giá vàng là bao nhiêu?
Sẽ là: 1.100$/Oz (tỷ lệ bảo chứng: 196% - gần 200%). Thấp hơn giá vàng hiện tại.
Với M1, M2 giá và tỷ lệ bảo chứng tương ứng là: M1 - 6.500$/Oz (TLBC: 33%), M2 - 11.000$/Oz (TLBC: 20%).
Trong khi đó: giá thành khai thác vàng phổ biến ở khoảng 400-800$/Oz tùy trữ lượng và độ phức tạp của mỏ.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tất cả các con số trên thuần tuý mang tính giải trí, câu view. Không hề nhằm khẳng định: giá vàng hiện cao hay thấp, xu thế tăng hay giảm, xúi mua hay xui bán. Không có giá trị sử dụng để kinh doanh, đầu tư. Tính toán được làm tròn cho dễ nhớ. Nguồn số liệu trích dẫn được nêu trong comment.
4. AI TẠO LẬP NÊN GIÁ VÀNG?
1.Các ông trùm vàng bạc thế giới tụ tập ở London trong 1 tổ chức gọi là The London Bullion Market Association (LBMA), do NHTW Anh (BoE) thành lập năm 1987 bằng cách sáp nhập London Gold Market (Thị trường vàng London) và London Silver Market (Thị trường bạc London). Hai công ty này nguồn gốc từ London Gold Market Fixing Company vốn được thành lập tuốt từ năm 1850 bởi 5 công ty Rothschild & Sons, Mocatta & Goldsmid, Pixley & Abell, Samuel Montagu & Co. và Sharps Wilkins. Về phần mình công ty này có cội rễ từ hợp tác kinh doanh vàng giữa Moses Mocatta và East India Company từ thế kỷ 17.
LBMA là nơi quyết định giá vàng, bạc, palladium, platinium toàn cầu để nhà đầu tư trên mọi Sở Hàng hoá nhìn vào giao dịch
LBMA không phải là Sở giao dịch hàng hoá mà là nơi các thành viên/ông trùm vàng bạc thiết lập các chuẩn mực, thực hiện giao dịch nhằm tạo lập giá tham chiếu mỗi ngày cho thế giới đối với vàng, bạc, platinium, palladium thông qua các giao dịch OTC (Over The Counter - giao dịch tay bo) với 3 loại sản phẩm: Giao ngay- Spot (S), Hợp đồng giao sau - Forwards (F) và Quyền chọn - Options (O).
LBMA có trên 160 thành viên, nhưng trụ cột là 11 nhà tạo lập thị trường (Market Maker - MM). Trong số 11 trùm có 06 MM là trùm của trùm gọi là Full MM (cung cấp đủ 3 sản phẩm: S,F,O) là các MM quyền lực nhất: Citibank, Goldman Sachs, HSBC, JP Morgan Chase, UBS, Morgan Stanley. 05 MM còn lại chỉ cung cấp 1-2 sản phẩm: BNP Paribas (F), ICBC Standard Bank (F,S), Merrill Lynch (S,O), Standard Chartered Bank (S,O), Toronto-Dominion Bank (F). Tổ chức Thanh toán bù trừ là London Precious Metals Clearing Limited (LPMCL) do 4 Full MM sở hữu và điều hành: HSBC, ICBC Standard Bank, JP Morgan và UBS. Cũng của các trùm [TẠI ĐÂY].
2. Một sự thú vị không nhỏ là Sở GD Kim loại London (LME- London Metal Exchange- nơi quyết định giá kim loại thế giới) cũng đang vận hành với cơ chế cũ kỹ tương tự.
Bên cạnh hệ thống giao dịch điện tử như bao Sở giao dịch, bên trong LME có 1 sàn giao dịch nghĩa đen đường kính 6m gọi là Ring. Chỉ 8 ông trùm của trùm kim loại lâu đời mới được giao dịch tại Ring tạo giá tham chiếu cho các loại kim loại cơ bản. Hơn 100 nhà môi giới đầy tên tuổi khác chỉ được xếp loại 2 đến loại 5 cùng với 2 nhóm: RIB2, Honorary và không có chỗ trong Ring [TẠI ĐÂY]. Hình thức giao dịch tại Ring là Open Outcry, giải thích ngôn từ dân dã là kiểu “hoa chân múa tay” chuyển giá mua bán cho nhau. Dù hệ thống giao dịch điện tử đã có, dù quy mô giao dịch ở Ring chỉ chiếm cỡ 1% khối lượng thị trường, nhưng LME vẫn duy trì hình thức giao dịch này ở Ring để xác định giá tham chiếu cho rất nhiều giao dịch kim loại toàn cầu.
CEO LME mới dành 4-5 ngày đi Việt Nam khảo sát. Lặng lẽ và khiêm tốn. Lần đầu tiên. Ấn tượng tốt. Quan tâm Việt Nam với tầm nhìn vĩ mô dài hạn.
Không thấy ai đưa tin cả: viết về Thiền Đạo trà bồm với cụ hưu Bill Gate nổi tiếng dù hết lực… vẫn nhiều view hơn chuyện khô khan, khó hiểu, nghịch nhĩ với gã Ăng lê lạnh phớt về thay đổi cần có để tận dụng cơ hội nâng vai trò, tăng ảnh hưởng, mở rộng tầm thông qua gia nhập chuỗi cung ứng các tổ chức như LME, LBMA trong bối cảnh thế giới phân mảng dữ dội và các ông trùm đang chơi cờ thế.
PS. Hongkong Exchange&Clearing mua LME 2012. HKEX là ai: hỏi Google.
3. Vàng có 3 vai trò:
a. Tiền tệ: đo lường giá, lưu giá trị và phương tiện thanh toán (toàn cầu).
b. Công cụ tài chính: đầu tư, đầu cơ.
c. Hàng hoá.
LBMA không là Sở Giao dịch hàng hoá, hình thức giao dịch OTC, các nguyên tắc minh bạch, công khai, đấu giá… không bắt buộc, giá vàng quyết tuyệt đối bởi 6-11 trùm. Nhưng họ cực thế lực, vận hành hệ thống hiệu quả, triết lý kinh doanh tốt nên suốt từ thế kỷ 17 đến London Gold Market Fixing Company năm 1850 rồi đến LMBA năm 1987 cho đến nay vẫn hoạt động bền bỉ đóng vai trò tối quan trọng trong thị trường vàng thế giới.
LME là Sở Giao dịch hàng hoá chịu nhiều ràng buộc, nhưng hoạt động xác lập giá của Ring bên trong Sở vẫn đặt nhiều câu hỏi về tính hợp lý, minh bạch.
Tính bảo thủ của người Anh hay điều gì làm họ duy trì cách giao dịch cổ lỗ sỹ hơi “nghiệp dư”… giống cơ chế cà phê sáng của các trùm vàng bạc khu Chợ Lớn một thời… ở cả tại LBMA và LME? Hễ phàm cái gì tồn tại đều có lý của nó!
Muốn hiểu về tiền tệ phải học để biết vai trò, cơ chế, công cụ vận hành, nói với người trong cuộc, tiếp cận đám nhà nghề thực thụ đang triển cuộc chơi.
5. NHẬN ĐỊNH CHUNG
1. Giá vàng hiện tăng giảm bởi cung cầu nhưng chủ yếu cung cầu do đầu cơ… với trùm sò là 6 Full MM - trùm của trùm ở LBMA: Vàng thanh khoản như tiền, mà là tiền phi/xuyên quốc gia, nhưng không do NHTW nào phát hành nên vàng là công cụ tài chính bị đầu cơ mạnh nhất trong các loại hàng hoá (doanh số giao dịch vàng - bao gồm các sản phẩm tài chính phái sinh từ vàng - gấp nhiều ngàn lần lượng vàng khai thác hàng năm) và giá vàng hoàn toàn tách khỏi giá trị khai thác, giá trị sử dụng như 1 loại hàng hoá, nguyên liệu. Không nhà nước nào chịu trách nhiệm “quản lý” giá vàng, mà cũng chả ai cần, vì giá vàng không ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Muốn quản cũng không được do tính chất “tiền xuyên quốc gia” nên cực khó cô lập thị trường vàng để quản. Sự cô lập làm tăng chi phí, chậm pha nhưng không chống lại được xu thế do 6-11 thế lực mạnh gạo, bạo tiền thực quyền “xuyên quốc gia” trên điều phối. Dù biết điều kiện cơ bản, khách quan là quyết định.
2. Năm 1971-1972 bom Mỹ thả đùng đoàng: Xung quanh nhiều người dân vô tội chết oan. Tôi mới 6-7 tuổi vừa sợ vừa căm. Nghe người lớn bảo Hội nghị Paris đàm phán 4 bên căng thẳng, tổng thống Mỹ là đầu têu rất độc ác ngoan cố… tôi ngây ngô hỏi mẹ: “Sao ông Lê Đức Thọ không cầm theo khẩu súng lục. Gặp Tổng thống Mỹ b.ắn rồi hy sinh vì đất nước. Thế là ta thắng thôi!”. Mẹ tôi bảo: “Nước Mỹ bị điều khiển bởi không chỉ 1 tổng thống mà cả một hệ thống lý luận rất nhiều người theo và rất giàu mạnh. Giết tổng thống này sẽ có tổng thống khác thay, không giải quyết được gì. Nên phải dùng lý luận của mình thuyết phục lý luận của họ, đánh khuất phục ý chí họ và tuyên truyền để người dân trong nước thì đoàn kết còn dân nước Mỹ và thế giới thì ủng hộ cùng ta chống lại họ. Thế mới thắng Mỹ được!”.
Nghe có lý nên thông luôn. Hơn 50 năm vẫn nhớ. Bài giảng về cách các thế lực vận hành thể chế, đấu tranh địa chính trị được giải thích cực mạch lạc.
3. Mỹ, Trung, Nga nhờ lịch sử thành các trùm của trùm: Mỗi ông có Chủ thuyết hơi hướng Chủ nghĩa Dân tộc giống nòi, Lợi ích Quốc gia nhằm thu phục nhân tâm. Mỗi chủ thuyết được phò tá bởi các nhóm thế lực có óc tổ chức, sức trấn áp và lực kinh tế. Biden-Mỹ, Putin-Nga, Tập-Trung là ngọn cờ, không là chủ nhân toàn quyền các thế lực ấy. Rời bỏ học thuyết là toi. Đó là những hệ thống chặt chẽ, phức tạp, quyền biến… hệ giá trị, lợi ích, chuẩn mực, trắng đen pha trộn. Người trong cuộc chưa chắc biết vai trò thực của mình.
Các trùm thoả hiệp dựng trật tự thế giới trên 6 trụ cột: Chính trị, quân sự, lãnh thổ, vùng ảnh hưởng, luật pháp -tài phán quốc tế và tài chính -tiền tệ. Rồi cũng họ phá trật tự làm lại nhằm tăng vị thế, lợi ích quốc gia dân tộc trong trò chơi địa chính trị thời gian tính nhiều thập kỷ, thiên niên kỷ.
Quan hệ Mỹ-Trung điều hướng quan hệ quốc tế 30-50 năm tới.
Ucraina chỉ là phông màn che những tham vọng siêu cường.
Nguồn tham khảo: FB Lý Xuân Hải
#Xem thêm: Những kiến thức bạn cần phải biết về Hệ số sử dụng đất